Ngưỡng kháng cự là vùng giá mà ở đây các trader kỳ vọng giá sẽ giảm thấp hơn. Chính vì thế nó nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong giao dịch forex. Để hiểu chính xác ngưỡng kháng cự là gì và cách giao dịch với nó ra sao, hãy tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé!
Mức kháng cự là gì?
- Tại đỉnh, vùng kháng cự sẽ là khoảng giá giữa giá cao nhất và giá đóng/mở cửa.
- Tại đáy, vùng hỗ trợ là khoảng giá giữa giá thấp nhất và giá đóng/mở cửa.
Hướng dẫn giao dịch với ngưỡng kháng cự hiệu quả
![]() |
Giao dịch với ngưỡng kháng cự |
Theo cách này bạn đặt lệnh Sell/Sell limit ngay tại kháng cự. VÍ dụ minh họa:
Trên khung D1, bạn xác định vùng hỗ trợ và kháng cự của XAUUSD, bạn lên ý tưởng sẽ BUY khi giá về hỗ trợ và SELL khi giá lên gặp kháng cự.
- Lệnh đầu tiên, BUY tại hỗ trợ, đây là một lệnh đúng.
- Lệnh thứ hai, SELL tại kháng cự, đây cũng là một lệnh đúng.
- Lệnh thứ ba, BUY tại hỗ trợ một lần nữa, đây là một lệnh thua lỗ.
Chắc đến đây hẳn bạn cũng thắc mắc vì sao lệnh thứ 3 tương tự như lệnh đầu tiên mà lại thua. Vì một lẽ bạn đặt lệnh tại hỗ trợ kháng cự mà không dùng sự “hỗ trợ” nào từ các công cụ khác, từ các tín hiệu khác. Điều này làm cho việc đặt lệnh BUY tại hỗ trợ như là việc “hy vọng nó sẽ lên” nhiều hơn.
Cách 2: Chờ tín hiệu đảo chiều tại hỗ trợ kháng cự
Trong giao dịch có rất nhiều kiểu tín hiệu đảo chiều để bạn nhìn nhận. Đó có thể là tín hiệu breakout trendline hoặc kênh giá, tín hiệu đảo chiều của Moving Average, MACD, RSI…Với những trader mới, chưa có kinh nghiệm nhiều có thể dựa vào mô hình nến đảo chiều. Bởi lẽ, tín hiệu nến đảo chiều tại hỗ trợ kháng cự thường cho kết quả chính xác cao. Hơn nữa nến đảo chiều xuất hiện khá sớm, giúp cho chúng ta không bỏ lỡ một cơ hội. Đặc biệt, vị trí Stop losscũng rõ ràng ngay trên mô hình nến.
Cách 3: Chờ giá quay lại hỗ trợ kháng cự vừa bị phá vỡ
Bạn đã biết kháng cự khi bị phá vỡ sẽ trở thành hỗ trợ, và ngược lại. Vì vậy bạn hãy chờ vùng hỗ trợ kháng cự đó bị phá vỡ rõ ràng và tìm cơ hội khi giá quay lại vùng đó (gọi là retest).
Cách 4: Đặt lệnh ngay khi hỗ trợ kháng cự bị phá vỡ
Cách này tức là bạn đặt lệnh ngay khi nhận thấy sự phá vỡ vùng hỗ trợ và kháng cự. Tức là đặt lệnh Sell/Sell stop khi hỗ trợ bị phá, đặt lệnh Buy/Buy stop khi kháng cự bị phá.
Qua đây bạn đã hiểu ngưỡng kháng cự là gì rồi phải không. Bạn cần tìm hiểu, quan sát kỹ để chọn mức kháng cụ phù hợp, thu được lợi nhuân cao nhé.
0 Nhận xét