Ticker

6/recent/ticker-posts

Lý thuyết Dow là gì? Các nguyên lý cơ bản lý thuyết Dow

 Lý thuyết Dow là nền tảng hữu hiệu của phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính nói chung, forex nói riêng. Hầu hết các trader dù mới hay lão làng đều tìm hiểu kỹ về lý thuyết này. Tại sao chúng lại quan trọng như vậy? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn lý thuyết dow là gì và các nguyên lý cơ bản của nó.

Lý thuyết Dow là gì?



Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow được biết đến là một trong những công cụ đầu tiên giúp các trader nghiên cứu và phân tích kỹ thuật. Đồng thời nó còn thể hiện sự biến động của thị trường chung rất chính xác. 

Để có được công cũ hữu hiệu như thế này không quên người đặt viên gạch đầu tiên chính là ông Charles H. Dow. Ông trình bày những nguyên lý cơ bản thông qua 1 loạt các bài xã luận đăng tải trên tờ Wall Street Journal. Nội dung của những bài viết này gửi gắm niềm tin của Dow về cách thức lo lường của thị trường tài chính để tìm kiếm lợi nhuận. 

Ý tưởng nghiên cứu lý thuyết này, Dow dựa vào chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số đường sắt Dow Jones. Ông cho rằng chúng có thể phản ánh chính xác những điều kiện kinh doanh. Về sau khi ông qua đời, các biên tập viên khác, như William Hamilton, đã chỉnh sửa những ý tưởng này một cách hoàn chỉnh. Và nó được áp dụng cho các giao dịch trên sàn forex uy tín, chứng khoán cũng như là cho thị trường tài chính hiện đại.

Các nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow trong forex

Nguyên lý của lý thuyết Dow

Thị trường phản ánh tất cả

Theo lý thuyết Dow toàn bộ những thông tin từ quá khứ, hiện tại đến tương lai đều gây ảnh hưởng đến thị trường. Điều này được phản ánh rất rõ trong giá của cổ phiếu ha chỉ số. Những thông tin mà Dow nói tới đây bao gồm tất cả mọi thứ từ cảm xúc nhà đầu tư cho đến lạm phát, dữ liệu lãi suất,...Tuy nhiên nó không bao gồm thiên tai, khủng bố,...

Thị trường phản ánh thông tin tuy nhưng điều này không có nghĩa giúp nhà giao dịch hoặc chính bản thận thị trường biết được tất cả mọi thứ. Nó chỉ dùng để dự đoán các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu mọi thứ thay đổi thì nghiễm nhiên thị trường buộc phải điều chỉnh cùng với giá cả để phản ánh theo những thông tin thay đổi đó. 

Thực tế thì thị trường phản ánh tất cả mọi thứ không phải điều mới mẻ đối với các nhà giao dịch. Tuy nhiên, lý thuyết Dow khác biệt ở chỗ nó được sử dụng để dự đoán xu hướng trong tương lai.

Ba xu hướng của thị trường

Trong lý thuyết Dow thì thị trường có 3 xu hướng:

  • Xu hướng chính: xu hướng này thể hiện mức biến động lớn của thị trường chung và mức tăng giá hoặc giảm giá giúp các trader kiếm được nhiều tiền nhất khi đầu tư vào trend chính. Nó thường kéo dài từ 1 năm trở lên 

  • Xu hướng phụ: theo lý thuyết Dow thường kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng và thường ngược chiều với xu hướng chính.  Khi xu hướng chính là xu hướng tăng thì xu hướng phụ sẽ giảm giá và ngược lại.

  • Xu hướng nhỏ: không kéo dài quá 3 tuần, dùng để điều chỉnh hoặc có những biến động giá đi ngược lại với xu hướng  phụ.

Xu hướng chính có 3 giai đoạn

Xu hướng chính

Xu hướng quan trọng nhất trong lý thuyết Dow là xu hướng chính. Có giai đoạn nằm trong xu hướng tăng chính gồm: giai đoạn tích lũy, giai đoạn bùng nổ và giai đoạn quá độ. Với 3 xu hướng giảm thì gồm các giai đoạn: giai đoạn phân phối, giai đoạn giảm mạnh và giai đoạn tuyệt vọng.

Xu hướng tăng chính

  • Giai đoạn tích lũy

Đây là giai đoạn đầu tiên của thị trường tăng giá được gọi là giai đoạn tích lũy. Đó là khởi đầu của xu hướng tăng. Được coi là điểm mà các nhà đầu tư tìm cách bắt đầu tham gia vào thị trường.

  • Giai đoạn bùng nổ

 Đến giai đoạn này những nhà đầu tư tham gia thị trường bắt đầu tin rằng thời kỳ tồi tệ nhất đã qua và sự phục hồi đang tới. Điều này làm tan biến tâm lý tiêu cực thay vào đó là những tin tức lạc quan lan truyền và kéo nhiều nhà đầu tư quay trở lại đẩy giá cao hơn. Hầu hết những nhà giao dịch kỹ thuật đến gia đoạn này bắt đầu nắm giữ các vị thế dài hạn và thu lợi nhuận.

  • Giai đoạn quá độ

Giai đoạn quá độ đến khi phe mua bắt đầu trở nên yếu thế vì thị trường tăng mạnh. Nó đánh dấu  giai đoạn cuối cùng của xu hướng tăng. Đây cũng chính là lúc các nhà đầu cơ tích lũy bắt đầu thu hẹp vị thế. .

Xu hướng giảm chính

  • Giai đoạn phân phối

Đây là giai đoạn đầu trong thị trường mà người mua thông báo bán vị trí của họ. Trái ngược với giai đoạn tích lũy ở chỗ người mua được thông báo bán trong thị trường quá mua thay vì mua trong thị trường quá bán.

Giai đoạn này nhà giao dịch vẫn kỳ vọng về thị trường tăng cao hơn. Tuy nhiên giai đoạn này không thế giống với giai đoạn tích lũy. Vì vậy mà xu hướng giảm sẽ được xác nhận khi xu hướng trước đó không thể nào tạo được các đỉnh cao hơn cùng đáy thấp hơn. Chỉ có thể tạo ra các đáy cao hơn cùng với các đỉnh thấp hơn.

  • Giai đoạn giảm mạnh

Giai đoạn này di chuyển theo 1 hướng duy nhất đó là giảm. Bởi điều kiện kinh doanh trên thị trường ngày càng tồi tệ và tâm lý của nhà giao dịch trở nên tiêu cực hơn. 

  • Giai đoạn tuyệt vọng

Đúng như tên gọi, giai đoạn này chứa sự hoảng loạn và dẫn đến bán tháo trong khoảng thời gian ngắn. Giai đoạn tuyệt vọng bao phủ toàn màu xám xịt khiến nhà giao dịch lo lắng nhiều về công ty và nền kinh tế thị trường.

Các chỉ số thị trường xác nhận lẫn nhau

Như đã đề cập ở trên Dow dùng hai chỉ số công nghiệp và chỉ số vận tải đường sắt để đưa ra lý thuyết kỹ thuật này. Vì thế việc đảo chiều từ thị trường tăng sang thị trường giảm được xác nhận sự khi  2 chỉ số Chỉ số trung bình công nghiệp và đường sắt xác trùng khớp. 

Khối lượng xác nhận xu hướng

Theo lý thuyết của Dow, các tín hiệu để mua và bán dựa trên biến động giá. Chính vì thế, khối lượng cũng được sử dụng như một chỉ báo để giúp xác nhận những gì thị trường đang gợi ý cho nhà giao dịch. 

Xu hướng tồn tại đến khi đảo chiều thực sự rõ ràng

Ở nguyên lý cuối cùng của lý thuyết Dow, ông vẫn cho rằng, xu hướng luôn có hiệu lực cho đến khi sự đảo chiều xuất hiện. Việc xác định xu hướng là để cho chúng ta không giao dịch ngược hoặc chống lại xu hướng. Trong giao dịch các trader cần kiên nhẫn chờ đợi để thấy 1 bức tranh rõ ràng hơn về việc đảo ngược xu hướng. Bởi chúng ta biết rằng thị trường sẽ có nhiều xu hướng nhỏ, xu hướng thứ cấp nên rất dễ gây nhầm lẫn đó thực sự là xu hướng chính. 

Toàn bộ thông tin về lý thuyết Dow là gì đã được chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích, giúp bạn trong quá trình giao dịch forex của mình nhé!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét