Điểm pivot là một công cụ phân tích kỹ thuật nhằm giúp nhận biết xu hướng giá thay đổi trong khung thời gian khác nhau. Bằng cách này các nhà đầu tư sẽ giảm thiểu được rủi ro trước sự đảo chiều của thị trường. Vì thế nếu là một trader chuyên nghiệp bạn nhất định nên tận dụng tối đa công cụ này. Còn chần chừ gì nữa, ngay bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu điểm pivot là gì nhé!
Điểm Pivot là gì?
Điểm Pivot hay còn được gọi là điểm xoay. Đây là chỉ báo được sử dụng phổ biển trong giao dịch ngoại hối. Với pivot các nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng chung của thị trường trong các khung thời gian khác nhau dễ dàng. Hiểu một cách đơn giản, điểm xoay là mức trung bình của giá cao, thấp và đóng cửa của các ngày giao dịch trước đó. Nếu giá giao dịch nằm trên điểm xoay có nghĩa xu hướng tăng giá đang diễn ra, trong khi giá ở dưới điểm xoay cho thấy tâm lý giảm giá.
Không chỉ vậy, điểm xoay Pivot còn có khả năng tính toán các mức hỗ trợ và kháng cự. Theo đó, mức hỗ trợ và kháng cự đầu tiên được tính bằng cách sử dụng độ rộng của phạm vi giao dịch giữa điểm xoay và giá cao hoặc thấp của ngày hôm trước. Các mức hỗ trợ và kháng cự thứ hai được tính bằng cách sử dụng toàn bộ chiều rộng giữa giá cao và thấp của ngày hôm trước.
Điểm xoay có nhiều mức khác nhau, gồm:
Mức kháng cự cao: R1, R2
Điểm xoay hỗ trợ: S1, S2
Để xác định các mức của điểm xoay, ta dựa vào dữ liệu từ phạm vi giao dịch của ngày trước.
Công thức: Pivot Point (PP) = [Giá cao (kỳ trước) + Giá thấp (kỳ trước) + Giá đóng cửa (kỳ trước)] / 3
Sau khi đã tính được điểm Pivot, thì chúng ta cũng có thể suy ra được những mức hỗ trợ và kháng cự bằng công thức sau:
S1 = (2 x PP) – Giá cao (kỳ trước)
S2 = PP – (R1 – S1)
S3 = PP – (R2 – S2)
R1 = (2 x PP) – Giá thấp (kỳ trước)
R2 = (PP – S1) + R1
R3 = PP – (R2 – S2)
Trong đó, R là ký hiệu của mức kháng cự và S là ký hiệu của mức hỗ trợ.
Lợi ích của điểm xoay
Sau khi hiểu được điểm Pivot là gì? chúng ta có thể nhận thấy hàng loạt những ưu điểm của chri báo kỹ thuật này.
Cung cấp thông tin các ngưỡng giá cụ thể để xác đinh thời gian thực hiện các lệnh đóng mở của giao dịch.
Giúp dự báo mức kháng cự và hỗ trợ trong tương lai.
Cung cấp tình trang chuyển động của thị trường.
Xác định chính xác vùng biến động giá.
Sử dụng được ở mọi khung thời gian.
Sử dụng kết hợp với các chỉ số MACD, RSI, để xác định được xác xuất giao dịch hiệu quả hơn.
Cách sử dụng điểm Pivot trong forex
Hiện nay, các nhà giao dịch ngoại hối thường áp dụng điểm xoay để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Bởi vì nhiều cặp tiền tệ thường dao động giữa 2 vùng này. Hầu hết, giá dao động giữa R1 và S1.
Nếu tại mức hỗ trợ S1 và S2 tăng giá thì bạn nên đặt lệnh "MUA". Ngược lại dừng "MUA" khi mức hỗ trợ ngay dưới ngưỡng S2 và S3.
Đặt mua khi giá bắt đầu giảm tại mức kháng cự R1 và R2. Đặt lệnh dừng bán ngay phía trên R2, R3.
Bên cạnh việc sử dụng điểm xoay khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều mà còn có thể sử dụng khi giá có khả năng cao sẽ breakout.
Bạn nên đặt lệnh "MUA" khi giá vượt qua mức kháng cự R1.
Khi giá quay lại mức kháng cự R1 thì hãy tiếp tục kết thêm công cụ hỗ trợ khác để chắc chắn hơn sự dịch chuyển của xu hướng.
Lưu ý khi sử dụng điểm Pivot
Không thể phủ nhận những lợi ích mà điểm Pivot mang lại cho các trader, nhưng bạn cũng cần lưu ý những điểm hạn chế sau để đạt hiểu quả như mong muốn.
Khi mức giá cao và thấp của thời gian trước đó quá sát, điểm xoay rất dễ cho tín hiệu giả.
Nếu khoảng cách giữa kháng cự và hỗ trợ biến động mạnh thì rất khó để xác định điểm cắt lỗ.
Như vậy, thắc mắc điểm Pivot là gì đã có câu trả lời. Với những thông tin về chỉ báo kỹ thuật này hy vọng bạn có thể dự đoán chính xác biến đổi xu hướng giá của thị trường forex trong tương lai.
0 Nhận xét